Nếu bạn cảm thấy thiếu kết nối và chán nản trong công việc của mình, thì rất có khả năng môi trường làm việc của bạn không có đủ sự an toàn về mặt tâm lý. Điều đó nghĩa là bạn không cảm thấy được ghi nhận và tôn trọng đủ đầy.Vậy làm sao để bắt đầu xây dựng sự an toàn này trong đội ngũ của mình? Hãy khám phá những bài viết dưới đây và tìm kiếm nguồn cảm hứng giúp bạn xây dựng một môi trường làm việc tốt đẹp hơn.

Môi trường làm việc tốt: Bậc thang vững trong hành trình phát triển sự nghiệp

Môi trường làm việc không chỉ là nơi bạn trải qua hàng giờ làm việc hàng ngày, mà còn là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công trong sự nghiệp của bạn. Môi trường làm việc tốt có thể thúc đẩy bạn đạt được những kỳ tích đáng kể và dẫn dắt đến một tương lai đầy triển vọng.

Ở trong một môi trường ổn, cơ bản là bạn tin tưởng rằng mình sẽ không bị trách phạt, làm cho bẽ mặt khi trình bày ý tưởng, câu hỏi, lo lắng, hoặc sai phạm. Đây là một niềm tin rằng đồng đội của bạn sẽ không khước từ, chỉ trích bạn khi đưa ra ý tưởng, làm gì đó mạo hiểm hoặc xin feedback.

Tuy vậy, một môi trường làm việc tốt không có nghĩa là mọi người trong đội nhóm lúc nào cũng đồng tình với nhau, vui vẻ nói cười. Môi trường làm việc tốt sẽ khiến các nhân viên làm việc tốt hơn, phản biện, thách thức những ý tưởng, kế hoạch của nhau, nói lên cảm xúc thật mà không e sợ bị phán xét.

Một nghiên cứu đã được thực hiện bởi 2 nhà khoa học tâm lý hành vi, Baer và Frese, ở các doanh nghiệp thành công xây dựng môi trường chất lượng cho nhân viên. Kết quả cho thấy 4 lợi ích lớn của sự an toàn về mặt tâm lý:

  • Giảm tỷ lệ nhân viên muốn nhảy việc.
  • Có nhiều ý tưởng và sáng kiến đóng góp thực tế cho doanh nghiệp.
  • Gia tăng năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên.
  • Hiệu quả làm việc được đánh giá cao gấp đôi bởi các cấp quản lý.

Nguyên nhân của những kết quả này đến từ việc nhân viên cảm thấy gắn kết và được coi trọng trong đội nhóm. Khi bạn được chấp nhận để bày tỏ ý tưởng, được mạo hiểm, được sai, bạn luôn luôn sẵn sàng sáng tạo, học hỏi. Đây chính là tinh thần cốt lõi của một high-performance team (nhóm hiệu suất cao).

“People need to feel safe to be who they are—to speak up when they have an idea, or to speak out when they feel something isn’t right.”

Dịch: Con người cần được cảm thấy an toàn để sống thật với chính mình – được bày tỏ ý kiến và lên tiếng khi họ cảm giác không ổn.”

― Eunice Parisi-Carew

05 cách cải thiện môi trường làm việc từ những việc nhỏ nhặt

 Môi trường làm việc không thân thiện lâu ngày sẽ dồn nén các sự ức chế và cảm xúc căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc. Vậy, có thể cải thiện tình trạng này không? – Ở một mức độ nào đó, bạn hoàn toàn có thể. Từ góc độ cá nhân, bạn có thể chủ động cải thiện môi trường làm việc cho mình và đội nhóm bằng 05 cách.

Hỗ trợ đồng nghiệp – tạo mối quan hệ tốt đẹp

Câu nói “hoạn nạn có nhau” chính xác trong trường hợp này. Theo các nghiên cứu về tâm lý học chỉ ra rằng, biết cách hỗ trợ người khác, hoặc “nhờ” người khác hỗ trợ mình – đôi khi chỉ trong các việc nhỏ nhặt (nhưng khéo để nó không phải là sự phiền phức) là một trong những ‘mẹo’ khiến cho không khí trong đội nhóm bớt căng thẳng. Chúng ta sẽ không cảm thấy rằng mình cô độc và nó sẽ làm tăng tính thống nhất, cùng hướng về mục tiêu chung.

Bên cạnh đó, cái mục đích nhân văn khi đi làm, là không phải để tranh đua, mà để cùng nhau học hỏi và phát triển, vì vậy việc ‘open’ với việc tiếp thu kiến thức và chia sẻ chúng sẽ làm cho môi trường làm việc trở nên văn minh, khai phóng và chất lượng hơn.

Đề xuất cải tiến

Đừng nghĩ những việc về thay đổi cách làm việc và quy trình làm việc là một thứ gì đó đao to búa lớn, chỉ có những người đi làm cấp cao mới phải quan tâm đến việc đó. Chúng chính là thứ tác động trực tiếp để quá trình tạo ra performance của bạn. Và nếu như bạn đang cảm thấy mắc kẹt trong một việc nào đó mà bản thân không thể giải quyết được, hãy thử phương pháp ‘thinking outside of the box’ (suy nghĩ ngoài lẻ thường) và không ngần ngại cải tiến, đưa ra ý kiến cho việc gì đó, nếu như bạn thấy điều đó sẽ giúp thực hiện công việc nhanh, rõ ràng, vui vẻ và năng suất hơn. Trường hợp tệ nhất là, bạn bị từ chối đề xuất đó nhưng mà xem nào, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện chúng trong phạm vi chủ động của bản thân và sử dụng chúng ;). 

Việc suy nghĩ và cải tiến liên tục phương pháp làm việc cũng sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy phân tích và giải quyết vấn đề một cách vô thức, và đây chính là một kỹ năng khá cốt lõi mà bạn cần phải trang bị trên hành trình sự nghiệp đầy phiêu lưu của mình.

Xem thêm:

Ứng dụng 5W – 1H trong phân tích và giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề trong 03 bước với mô hình CIA

Thực hành giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp chính là các điểm nối, mắt xích của một công việc, phòng ban và môi trường làm việc tốt. Giao tiếp rõ ràng và thống nhất giữa các bên sẽ đảm bảo được tính minh bạch và rõ ràng, cũng như đảm bảo sự thẳng thắng và khách quan cho một vấn đề. Bạn sẽ không muốn tình trạng kém tế nhị là việc ‘chia bè phái’ diễn ra khi mà thông tin được truyền tai nhau qua cảm xúc và nhiều lăn kính, phiên bản khác nhau. Hậu quả liên tiếp của những việc đó chính là sự hiểu lầm và nặng nhất là đứt gãy kết nối giữa nhân sự.

Vậy nên, cho dù đó là chuyện khó trình bày và giải quyết, hãy cùng trao đổi với đồng đội, và bàn luận cùng nhau tìm ra giải pháp, hãy khơi gợi tiếng nói của các thành viên, và nếu việc đó là khó khăn. Hãy làm gương bằng cách chủ động nói ra tiếng nói của mình một cách xây dựng và lắng nghe ý kiến của người khác. Lắng nghe cũng là một kỹ năng mà chúng ta sẽ phải đào sâu trong một bài khác.

Một điều quan trọng khác, đừng quên chăm sóc cảm xúc của bản thân mình và các thành viên khác. Ví dụ như: đừng im lặng khi mình bị buồn, tổn thương chỉ vì một câu nói bâng quơ của team-mate hay đừng im lặng khi bạn thấy ai đó hôm nay đi làm rất xinh đẹp, chuyên nghiệp và tuyệt vời. Hãy nhớ rằng, bạn thừa sức biết sức mạnh của những lời nói động viên tích cực, bạn chỉ ngại việc phải nói ra chúng thôi. Tôn vinh sự tiến bộ, nỗ lực của tất cả các thành viên dù nhỏ nhặt. Bạn có thể khích lệ việc mọi người bày tỏ sự động viên, và lòng biết ơn dành cho nhau. 

Xem thêm: Sự thật về Thông minh cảm xúc (EQ) – chìa khóa thành công.

Tự tạo ‘lửa’ và truyền ‘lửa’ cho nhau

Như một quy luật tuần hoàn và tự nhiên của sự phát triển và suy thoái, ngọn lửa nhiệt huyết của bạn cũng có những lúc cao điểm và thấp điểm. Có lúc nó rựa lửa cả một bầu trời và bạn làm việc không hề mệt, ý tưởng và năng suất cứ thế tuôn trào, bạn cảm thấy hăng say và nó cho bạn hóc-moon hạnh phúc, bạn nghĩ bạn có thể làm tất cả mọi thứ trên đời này. Nhưng ngược lại, cũng có lúc… whoops, chúng bị tắt hết đi hoặc le lói chờ đợi cơn bão đang tới. Đó là khi bạn đã trải qua quá nhiều thăng trầm và những công việc dần trở nên nhàm chán hoặc bế tắc đối với bạn. Bạn không còn nhiều động lực và năng lượng như trước. 

Nhưng mà… dừng lại khoảng 02 giây. Suy nghĩ thật bình tĩnh về điều đó thì, có vẻ nó không hẳn là quá tệ như mình tưởng tượng ra. Nó là cuộc sống đó.

Cuộc sống và sự trưởng thành sẽ giúp chúng ta chấp nhận và yêu cả những điều không phải màu hồng. Cho đến cùng thì, mình không phải là động cơ phải chạy liên tục. Toàn vũ trụ này thật ra chỉ là các vật chất năng lượng va vào nhau mà tạo thành. Thay vì cảm thấy tội lỗi vì bạn chạy hết xăng hết nhớt rồi, tại sao mình lại không thay đổi thành một cách khác, vẫn chạy.. nhưng bạn chọn cách chạy xe đạp, vừa chạy vừa tận hưởng thiên nhiên trong lành, vừa bảo vệ môi trường vừa khỏe khoắn. Thay vì lúc nào cũng trong trạng thái cạn kiệt năng lượng, chúng ta hãy chọn trạng thái bảo toàn năng lượng và lan tỏa chúng đi. Vì không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhắc nhở bản thân điều đó. 

Tóm lại chính là, giữ tinh thần lạc quan và động viên bản thân cũng như đồng nghiệp trong những thời điểm khó khăn cũng như tạo động lực cho mình và người khác. Giống như đom đóm, bạn sẽ không thể thấy chúng tỏa sáng nếu như chúng ở một mình.

Chấp nhận sự đa dạng

Đôi khi, mọi nguồn gốc của tất cả vấn đề rắc rối xảy đa đều nằm ở việc, con người vốn là những bản thể đầy màu sắc và khác biệt. Khác biệt về tính cách, vốn sống, góc nhìn, cách làm việc, thói quen, điểm mạnh và vô số thứ khác không kể hết. Phức tạp, nhưng cũng thật đẹp đẽ muôn màu. Vì vậy việc chúng ta ‘va’ vào nhau tạo ra những cơn sóng, đôi khi là sóng dữ là chuyện hết sức bình thường và không tránh được. Mình đề xuất bạn hãy dùng cách này đầu tiên khi nhìn nhận vấn đề. Trong một giới hạn chịu đựng đầy phóng khoáng của bản thân, hãy tôn trọng sự đa dạng về ý kiến, văn hóa và lối sống của đồng nghiệp cũng như khám phá cách làm việc hiệu quả với từng người, điều này cũng sẽ tạo ra sự thú vị và đa chiều. Sự đa dạng cũng chính là yếu tố tạo nên một nguồn lực dinamyc thúc đẩy thực hiện mục tiêu tốt hơn.

Nhìn chung, môi trường làm việc tốt chính là sự an toàn về tâm lý và nó là yếu tố vô cùng quan trọng và mang tính nền tảng để một đội nhóm có thể làm việc và phát triển ở mức độ cao nhất. Hiểu về mục tiêu, cốt lõi của vấn đề và xây dựng tinh thần này ở đội nhóm sẽ giúp bạn đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Vì vậy, những cách trên cũng là các kỹ năng cực kỳ cần thiết để bạn phát triển sự nghiệp cá nhân.

Lời kết

Mỗi người đều có một con đường và hướng phát triển sự nghiệp riêng. Nếu bạn băn khoăn về lộ trình phát triển phù hợp, Mindful Career Vietnam rất mong có cơ hội đồng hành cùng bạn trên hành trình xây dựng một sự nghiệp vững vàng, bình an. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc tìm hiểu thêm về các chương trình của M-C-V tại đây nhé.

0 Comments

Submit a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Tham gia cộng đồng
Mindful Career Vietnam ngay hôm nay!

Cộng đồng Zalo

Mindful Career Vietnam

Đặt câu hỏi, trò chuyện trực tiếp với cộng đồng và chuyên gia, nhận thông tin các chương trình một cách nhanh chóng.

Đăng ký nhận bảng tin

Các tin tức, bài viết và hoạt động của M-C-V sẽ được tự động cập nhật qua email của bạn

Cộng đồng Zalo

Sự nghiệp hạnh phúc

Cùng thảo luận các chủ đề và tham gia các chương trình cộng đồng hàng tuần.