Thuật ngữ Tâm lý an toàn
Khái niệm về thuật ngữ “Tâm lý an toàn” được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà khoa học nghiên cứu hành vi tổ chức Amy Edmondson, ông định nghĩa nó như sau: “ Tâm lý an toàn là một niềm tin chung được chia sẻ trong nhóm bởi các thành viên, đặc trưng dựa trên sự tin tưởng và sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái”.
Có thể hiểu rằng tâm lý an toàn giúp chúng ta có được một sự tự tin về bản thân, nguồn năng lượng về mặt tinh thần. Điều đó cho phép việc tự do đưa ra ý kiến, bộc lộ quan điểm và cảm xúc của cá nhân, bởi vì về mặt bản chất tất cả những chia sẻ đều được tôn trọng và không có bất kỳ hậu quả tiêu cực nào.
Vì sao “Tâm lý an toàn” lại được coi trọng và đánh giá cao?
Markus Baer, giáo sư về hành vi tổ chức, người đạt được nhiều giải thưởng trong những cống hiến về giáo dục, và Michael Frese, nhà tâm lý học đồng thời là cựu giảng viên ở các trường đại học tại Châu Âu và Châu Á. 2 ông đã có nhiều nghiên cứu cống hiến cho việc xây dựng văn hóa, hành vi cũng như môi trường học tập và làm việc phù hợp cho việc phát triển cá nhân, những đóng góp của 2 ông luôn được đánh giá cao, đặc biệt bởi Google.
Sau đây là những hiệu quả đạt được sau một thời gian tiến hành nghiên cứu nếu như doanh nghiệp xây dựng được một môi trường chất lượng, đảm bảo yếu tố “tâm lý an toàn” cho nhân viên (Baer và Frese):
- Tăng tỷ lệ nhân viên không muốn nhảy việc
- Có nhiều ý tưởng và sáng kiến đóng góp thực tế cho doanh nghiệp
- Năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên tăng
- Hiệu quả được đánh giá cao gấp đôi bởi các cấp quản lý
Đó là lý do tại sao các công ty tập đoàn lớn toàn cầu luôn đầu tư, tạo dựng nên một môi trường làm việc thân thiện, các buổi gặp mặt, teambuilding nhằm tăng mức độ gắn kết, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho nhân viên, điều này giúp duy trì và cải thiện hiệu quả cũng như năng suất làm việc, tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới để dẫn đến thành công.
Lợi ích khi có tâm lý an toàn trong việc học tập
Trong học tập tâm lý an toàn là một điều tất yếu, giúp cho học sinh, sinh viên có được sự tự tin, cảm giác thoải mái và thích thú trong học tập. Rèn luyện khả năng tư duy phân tích và tư duy phản biện, bộc lộ quan điểm cá nhân về các vấn đề. Bởi vì tất cả ý kiến đóng góp và xây dựng đều được ghi nhận. Điều này chứng tỏ rằng việc xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện và chất lượng, nơi học sinh, sinh viên được tự do nêu lên quan điểm và chính kiến của bản thân là một điều cần thiết.
Hiện nay việc hội nhập đã cho chúng ta thấy được rằng “giới tính thứ ba” không còn là vấn đề lớn ở môi trường học tập, chúng ta nhìn nhận nó một cách phóng khoáng hơn. Nếu quay trở lại giai đoạn mọi người không chấp nhận vấn đề này, bản thân những người “giới tính” đó sẽ cảm thấy vô cùng áp lực, lo sợ và tự ti mỗi khi gặp ai đó.
Vì thế việc thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận mọi thứ với cái nhìn rộng mở sẽ luôn là chìa khóa gắn kết mọi người lại với nhau. Xây dựng tâm lý an toàn tại nơi học tập và làm việc cùng nhau là một điều cần thiết và quan trọng đối với mỗi người.
—
Nguồn: https://friday.app/p/what-is-psychological-safety